1.Sử dụng giáo cụ Montessori
Giáo cụ, học cụ Montessori 0 – 3 tuổi là trợ thủ đắc lực không thể thiếu cho quá trình giáo dục sớm cho trẻ. Giáo cụ, công cụ này giúp trẻ học được nhiều môn học khác nhau như toán học, khoa học, ngôn ngữ, âm nhạc… Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện các giác quan, thể chất, tư duy, trí tuệ của mình.
Để đa dạng hóa, chúng ta có thể sử dụng giáo cụ Montessori 0-3 tự làm phục vụ cho các bài học, trò chơi giúp trẻ hứng thú học tập. Từ đó tiếp cận với chương trình học một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Ví dụ: Một số tên giáo cụ Montessori 0-3 có thể kể đến như bảng bận rộn, tranh tô màu, tạo hình con vật, tạo hình số…
Sử dụng giáo cụ Montessori
2. Cho trẻ tự do di chuyển, khám phá
Ngay từ khi mới sinh đến trước khi trẻ đến trường cha mẹ chính là giáo viên giáo dục và dạy dỗ con. Cha mẹ không nên bó hẹp, giữ gìn con trong không gian nhỏ vì lo sợ con té ngã, tổn thương… Với trẻ mới sinh hãy để con thoải mái vận động tay chân khi bé thức.
Khi bé lớn hơn hãy cho bé khám phá thế giới trong tầm quan sát của người lớn. Hãy để trẻ tự do di chuyển trong khoảng không riêng an toàn và trẻ có thể thoải mái vận động, tự tin hơn mà không gặp sự ngăn trở.
Cho trẻ tự do di chuyển, khám phá
3. Giao tiếp thường xuyên với trẻ
Chương trình, giáo án Montessori 0 – 3 tuổi không yêu cầu quá phức tạp hay phải chuẩn bị nhiều thứ. Đơn giản là người lớn hãy thường xuyên giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi. Việc trò chuyện diễn ra ở bất cứ lúc nào như khi thay tã, cho bé ăn, khi bé lấy đồ, khi bé tắm… Từ đó tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ, gắn kết tình cảm.
Khi nói chuyện với trẻ hãy sử dụng ngôn từ chính xác, ngữ điệu nhẹ nhàng. Hãy nhớ mọi ngôn ngữ, cử chỉ của người lớn đều là tấm gương để trẻ học tập. Cần thể hiện sự tôn trọng với bé, giúp con mở rộng vốn từ vựng phong phú, đa dạng và hình thành phong thái giao tiếp chuẩn mực.
Giao tiếp thường xuyên với trẻ
4. Cùng học tập, cùng làm việc
Giáo dục trẻ 0 – 3 tuổi theo phương pháp Montessori bao gồm cả việc cùng học tập, cùng làm việc với con. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy nói với con thông qua những việc mình làm cho bé như “mình đi ngủ nào” “mẹ tắm cho con nhé” “bố thay tã cho con bây giờ đây”… Hãy để những công việc đơn thuần này trở thành cơ hội giáo dục cho trẻ ngay từ khi con mới chào đời, con cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ.
Khi bé lớn hơn, cha mẹ thầy cô hãy để con cùng tham gia và những việc con có thể làm. Tiến tới người lớn cho trẻ tự thực hiện việc chăm sóc cá nhân như thay quần áo, đánh răng, rửa mặt… Từ đó trẻ hình thành khả năng tự lập, ít dựa dẫm.
Cùng học tập, cùng làm việc