Sau đây là những lựa chọn hay trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon. Khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ; mẹ có thể biến tấu câu chuyện này theo rất nhiều hướng khác nhau; làm sao để bé cảm thấy mỗi lần được nghe là mỗi chuyến phiêu lưu mới.
1. Truyện Chú thỏ thông minh
Mẹ hãy dùng giọng kể và cách diễn đạt của mình để đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này:
“Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con sống cùng mẹ. Ngày nào thỏ cũng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, chú được nghe mẹ nhắc:
– Con phải cẩn thận nhé vì cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!
Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống mặt sông chuẩn bị uống nước; thỏ con bất ngờ thấy cáo. Cáo ta ra vẻ thân thiện nói:
– Chào thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!
Thỏ con hơi lo lắng, nhưng chú nhanh trí nghĩ ra một mẹo. Chú trả lời cáo:
– Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!
Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.”
**** Ý nghĩa: Cần bình tĩnh khi gặp tình huống căng thẳng; truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này khuyến khích bé rèn luyện sự nhanh trí để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
2.Truyện Chó sói và đàn dê
Nếu mẹ muốn kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ có cả thơ nữa thì truyện “Chó sói và đàn dê” là một câu chuyện hay. Khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon; mẹ diễn đạt bằng cử chỉ và giọng đọc truyền cảm để bé lắng nghe dễ hơn.
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon có nội dung như sau:
“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con. Họ sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.
Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò: ”Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:
- Dê con ngoan ngoãn.
- Mau mở cửa ra.
- Mẹ đã về nhà.
- Cho các con bú.”
7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú.
Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:
- “Dê con ngoan ngoãn.
- Mau mở cửa ra.
- Mẹ đã về nhà.
- Cho các con bú.”
Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.
Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ. Nhưng lần này, nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con thông minh đã đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.
Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.
Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng; may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.
Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại. Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.
Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.”
**** Ý nghĩa: Sẽ có những kẻ gian, người xấu tìm mọi cách để dụ dỗ, gây hại cho bé. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này động viên các bé nghe lời cha mẹ để có thể đảm bảo an toàn cho chính mình.
3. Truyện Chú chồn lười học
Đây là một trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon vừa hay vừa ngắn gọn. Khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon; mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyện thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục.
“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường; chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp trở nên bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.
Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.
Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận; nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện; chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.
Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường; chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.
**** Ý nghĩa: Các bé cần học hành chăm chỉ; trang bị kiến thức để có thể hòa nhập với cuộc sống.