1. Nhiệt độ “lý tưởng” là trên 26 độ
Thân nhiệt của trẻ nhỏ không giống người lớn, do đó nhiệt độ phòng phù hợp với người lớn chưa chắc đã khiến trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Do đó, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên, trẻ em đã bị nóng, toát mồ hôi, dễ bị rôm sảy. Nếu lạnh quá cũng dễ khiến trẻ bị ho, cảm cúm, viêm họng,…
Khi bật điều hòa, bố mẹ chú ý nên để nhiệt độ trên 26°C. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và bên ngoài nên ở khoảng 6-7 độ.
2. Độ ẩm trong phòng
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, bố mẹ cũng cần lưu ý đến độ ẩm trong phòng. Độ ẩm thích hợp cho bé khoảng từ 40 - 60%. Tốt nhất nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc dùng máy phun sương vào ban đêm khi bật điều hòa để đảm bảo phòng có độ ẩm nhất định.
3. Không bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí trong phòng bị tù đọng, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, bố mẹ nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần trong khoảng 20-30 phút, mở hết các cửa, dùng quạt để “đuổi” hết không khí tù đọng ra ngoài, hơn nữa là để đón ánh nắng vào phòng để tránh gây ẩm mốc, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.
Vào mùa hè, thông thường vào nửa đêm trời vẫn nóng bức, bật điều hòa sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon. Song khi gần sáng, nhiệt độ xuống thấp, mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa sổ, kết hợp bật quạt để bé được hưởng gió tự nhiên.
4. Quy tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị cảm cúm, ho, sốt, viêm họng,… Bố mẹ lưu ý nhé! Khi muốn cho bé từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy tắt điều hòa và mở cửa phòng trước đó 3 phút, cho bé đứng chơi gần đó để cơ thể bé “làm quen” dần với luồng không khí nóng bên ngoài phòng.
Khi bé ở ngoài về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không cho bé vào phòng điều hòa ngay. Mẹ nên lau mồ hôi cho bé, thay áo quần nếu áo quần bị ướt do thấm mồ hôi và để bé ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường rồi mới cho bé vào phòng có điều hòa.
5. Không để gió điều hòa thốc thẳng về phía trẻ
Không nên để bé ngồi hay nằm ở phía hơi lạnh của điều hòa phả thẳng trực tiếp. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng về phía trẻ, đặc biệt là phần mặt, đầu và chân tay, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Những triệu chứng phổ biến như ho, sốt, ngạt mũi, đau họng,… có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu.
****Hy vọng, với 5 mẹo giúp trẻ nằm điều hòa mà không sợ ốm đã đề cập ở trên, các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong quá trình nuôi con.
*************
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0969098767
- Địa chỉ: Số 43 Dư Hàng / Số 225 Hàng Kênh – Quận Lê Chân- Hải Phòng.
- Website: https://mnkitty.haiphong.edu.vn/ - https://mnkitty.kiddihub.com
- Mail: mnkittyhaiphong@gmail.com